Dụng cụ dán gạch ốp lát tường, nền nhà thông dụng nhất hiện nay

Tổng hợp các loại dụng cụ dán gạch phổ biến hiện nay

Để tối ưu quá trình thi công ốp lát, ngoài yêu cầu về tay nghề kỹ thuật cao thì việc lựa chọn đúng dụng cụ dán gạch đóng vai trò then chốt. Một bộ dụng cụ đầy đủ không chỉ giúp công trình đạt độ bền cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian thi công và giảm thiểu rủi ro hư hại công trình. Trong bài viết này, Weber sẽ cùng điểm qua các loại dụng cụ dán gạch phổ biến hiện nay, kèm hướng dẫn sử dụng hiệu quả.

Tìm hiểu dụng cụ dán gạch ốp lát là gì?

Dụng cụ dán gạch là các thiết bị, phụ kiện hỗ trợ quá trình thi công ốp lát gạch trên bề mặt tường hay sàn nhà. Tùy theo loại gạch, kích thước và yêu cầu kỹ thuật, người thợ sẽ lựa chọn các dụng cụ phù hợp nhằm đảm bảo gạch được cố định chắc chắn, đều khít, đúng vị trí và không bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.

Các dụng cụ dán gạch ốp lát thông dụng hiện nay

Để đảm bảo kết quả tối ưu và quá trình ốp lát diễn ra suôn sẻ, việc sử dụng dụng cụ dán gạch chuyên dụng là rất cần thiết. Các dụng cụ bao gồm:

1. Bay răng cưa

Bay răng cưa là công cụ thiết yếu trong thi công ốp lát, giúp trải keo dán gạch đều trên bề mặt. Thiết kế đặc trưng của bay là phần răng hình chữ V hoặc chữ U, giúp tạo rãnh đều và phân bổ keo hiệu quả.

Tùy vào kích thước gạch, thợ thi công sẽ chọn bay răng cưa phù hợp. Chẳng hạn như gạch 60x60cm nên dùng bay răng 10mm, gạch kích thước nhỏ hơn có thể dùng bay 6 - 8mm. Nếu chọn loại bay không phù hợp, keo có thể bị dồn cục hoặc không có độ dày, khiến gạch bị bong tróc sau thời gian sử dụng.

Ngoài ra, cần lưu ý cầm bay theo góc nghiêng khoảng 45 độ, đi đường keo đều và vuốt theo chiều nhất định để tạo rãnh song song, hỗ trợ tăng độ bám giữa keo và gạch.

2. Keo dán gạch

Keo dán gạch là vật liệu được nhiều công trình tin dùng nhờ khả năng bám dính cao, chống thấm tốt và tiết kiệm thời gian thi công hơn hẳn so với hồ vữa truyền thống. Khi chọn keo dán gạch ốp lát, bạn cần quan tâm đến loại gạch, vị trí thi công như khu vực trong nhà, ngoài trời hay khu vực ẩm ướt,... để đảm bảo độ tương thích. Phải kể đến các dòng keo phổ biến từ nhà Weber như:

Webertai ST250 - Dùng cho khổ gạch vừa và nhỏ, khu vực trong nhà khô ráo

  • Đặc biệt là dòng tối ưu về kinh tế
  • Giải pháp lý tưởng cho công trình nhà ở cơ bản, không chịu lực lớn.
  • Tương thích với gạch men, gạch ceramic và các loại đá tự nhiên.
  • Dễ thi công với độ bám dính cao.
  • Khô nhanh, tiết kiệm thời gian dán gạch.
  • Phù hợp thi công với diện tích lớn.
  • Chuyên dùng cho khu vực nội thất khô ráo như phòng khách, phòng ngủ, hành lang,...
  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn sức khỏe người dùng

Webertai vis - Dùng cho khổ gạch thông dụng 60x60cm, khu vực nội thất khô ráo

  • Độ bám dính tốt
  • Phù hợp với gạch hút nước cao như ceramic, gạch men.
  • Dễ dàng pha trộn và thi công, thời gian điều chỉnh lâu, giúp căn chỉnh gạch nhanh chóng.
  • Thích hợp với nền và tường bê tông, tường tô vữa truyền thống.
  • Tăng hiệu quả cho các công trình lát sàn thông thường.
  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn sức khỏe người dùng

Webertai fix - Dùng cho gạch khổ trung 80x80cm, khu vực nội thất ẩm ướt và ban công

  • Cường độ bám dính gấp 4 lần, phù hợp với nhiều loại gạch như ceramic, mosaic, gạch sứ,...
  • Chống trượt tốt, thi công dễ dàng cả trên sàn và tường.
  • Kháng ẩm vượt trội, bảo vệ lớp nền khỏi tình trạng bong tróc.
  • Dễ thi công bằng bay răng cưa, tiết kiệm thời gian.
  • Tăng độ bền lâu dài cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.
  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn sức khỏe người dùng

Webertai gres - Dùng cho gạch khổ lớn 120x120cm, khu vực ngoài trời, hồ bơi

  • Bám dính cao, lý tưởng cho gạch porcelain, đá granite và các loại đá tự nhiên.
  • Chịu nước và thời tiết tốt, không bong tróc khi gặp mưa hoặc nắng nóng.
  • Thi công được trên nền xi măng mới hoặc cũ, tiết kiệm công xử lý nền.
  • Không cần ngâm gạch trước khi dán, tăng hiệu suất thi công.
  • Được chứng nhận phù hợp cho các khu vực hồ bơi, ngoại thất.
  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn sức khỏe người dùng

Webertai flex - Dùng cho gạch cực đại 2m4x3m6, khu vực ngoại thất

  • Tính đàn hồi cao, hạn chế nứt ron hoặc bong tróc do chuyển động nền.
  • Bám dính chắc trên nhiều loại gạch có độ hút nước thấp (porcelain, đá nhân tạo…).
  • Kháng nước tốt, phù hợp cho khu vực bán ngoại thất như mặt tiền, cầu thang, sân thượng.
  • Chống trượt hiệu quả, giúp thi công thuận tiện.
  • Duy trì liên kết lâu dài, hạn chế thấm nước và ẩm mốc sau thi công.
  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn sức khỏe người dùng

3. Búa cao su

Khác với búa kim loại, búa cao su dùng trong ốp lát có đầu mềm, giúp gõ nhẹ lên bề mặt gạch mà không làm nứt vỡ hoặc trầy xước gạch. Búa giúp hỗ trợ điều chỉnh độ cao từng viên gạch và loại bỏ bọt khí giữa lớp keo và gạch. Khi dùng búa cao su, nên gõ đều tay từ tâm ra ngoài để giúp gạch bám chắc và giữ được mặt phẳng đều, tránh hiện tượng gạch bập bênh sau này.

4. Máy cắt gạch

Không phải viên gạch nào cũng khớp hoàn toàn với diện tích thi công. Vì vậy, máy cắt gạch là công cụ giúp tạo các đường cắt chính xác, nhất là tại các mép tường, góc cửa hay khu vực đi đường ống nước. Có hai loại máy cắt thông dụng hiện nay:

  • Máy cắt gạch bằng tay gọn nhẹ, dễ thao tác, dùng cho gạch men mỏng hoặc khổ vừa.
  • Máy cắt gạch bằng điện mạnh mẽ, dùng cho gạch granite, gạch dày hoặc các loại đá tự nhiên. Trước khi cắt gạch, nên làm mát lưỡi với nước để tránh nhiệt độ quá cao.

Lưu ý: Luôn đeo kính bảo hộ và kiểm tra lưỡi cắt trước khi thao tác nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.

5. Bàn chải cọ keo

Sau khi dán gạch và hoàn thành bước chà ron, việc vệ sinh bề mặt gạch là vô cùng quan trọng. Bàn chải cọ keo giúp loại bỏ keo thừa, bụi bẩn còn sót lại trong khe ron mà không làm trầy xước bề mặt gạch. Do đó, bạn nên chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, cán dễ cầm để thao tác nhanh và đều tay. Việc làm sạch này không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp kéo dài tuổi thọ lớp ron được bền đẹp.

6. Thước kẻ và thước dây chuyên dụng

Trong thi công, đo lường chính xác là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo gạch được lát thẳng hàng, cân đối và không lệch lạc. Thước dây giúp xác định diện tích và khoảng cách, trong khi thước thẳng giúp căn chỉnh đường ke và các viên gạch. Một mẹo hay là căng dây lấy dấu thẳng hàng trên sàn hoặc tường trước khi thi công giúp gạch đồng đều từ đầu đến cuối.

7. Nêm chữ thập cân bằng gạch

Nêm chữ thập là các miếng nhựa nhỏ đặt vào góc giao giữa 4 viên gạch để tạo ra các khe ron đều nhau. Nêm chữ thập có nhiều kích thước như: 1mm, 2mm, 3mm,… phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ và từng loại gạch. Dụng cụ này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẳng hàng và đều đẹp của toàn bộ bề mặt sau khi hoàn thiện.

8. Kích kê gạch ốp tường, nền nhà

Khi dán gạch tường, nếu không có điểm tựa, gạch hàng dưới có thể bị xê dịch do keo chưa khô. Kích kê là giải pháp để giữ cho từng viên gạch ở đúng vị trí, nhất là hàng đầu tiên và các viên ở góc cạnh. Kích kê có thể điều chỉnh được độ cao thấp linh hoạt, giúp thợ chủ động thi công mà vẫn đảm bảo độ phẳng toàn diện.

9. Tay hít gạch

Tay hít gạch hoạt động theo nguyên lý hút chân không, giúp nâng và di chuyển các viên gạch lớn, nặng một cách dễ dàng hơn. Tay hít gạch không chỉ giúp tiết kiệm sức lực mà còn giảm thiểu nguy cơ trầy xước bề mặt gạch trong quá trình di chuyển và lắp đặt. Loại phổ biến nhất là tay hít đơn và tay hít đôi, tùy theo khổ gạch bạn sử dụng.

10. Thước sao chép hình dạng

Với các khu vực không vuông vức như chân trụ, ống nước, hốc tường,… thì thước sao chép hình dạng là công cụ không thể thiếu. Dụng cụ này cho phép bạn tạo bản sao chính xác hình dạng cần cắt, rồi chuyển sang viên gạch để thực hiện cắt gọn. Nhờ đó, gạch được cắt gọn gàng, ôm khít với các đường cong hoặc góc lạ, tăng tính thẩm mỹ và giảm hao hụt vật liệu.

Bí quyết sử dụng dụng cụ dán gạch đúng cách và hiệu quả

Việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ là điều quan trọng, nhưng sử dụng sao cho đúng cách mới là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng của công trình thi công. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tận dụng tối đa các dụng cụ dán gạch:

  • Kiểm tra tình trạng dụng cụ trước khi sử dụng: Bay răng cưa cần đảm bảo không bị cong, máy cắt phải có lưỡi sắc bén, tay hít phải còn độ bám tốt.

  • Sử dụng bay răng phù hợp với kích thước gạch: Gạch càng lớn thì cần dùng bay có răng to khoảng từ 8 - 10mm để đảm bảo keo phủ đều mặt sau gạch.

  • Trộn keo dán gạch theo đúng tỷ lệ: Dùng thước đo nước và que khuấy chuyên dụng để tránh tình trạng keo vón cục hoặc quá loãng, ảnh hưởng đến độ bám dính giữa keo và gạch.

  • Gõ gạch nhẹ tay bằng búa cao su: Việc này không chỉ giúp đẩy hết bọt khí giữa lớp keo và gạch mà còn có thể hạn chế bong tróc, nứt vỡ về sau.

  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ sau mỗi bước: Sau khi dùng máy cắt hoặc bay trét keo, việc để keo khô lại sẽ khiến dụng cụ mau hỏng và khó sử dụng về sau.

  • Sử dụng ke nêm và kích kê song song: Để đảm bảo độ phẳng và khe ron đều nhau, đặc biệt với gạch khổ lớn.

Quy trình thi công dán gạch đúng kỹ thuật

Quy trình thi công dán gạch bài bản sẽ không chỉ giúp đảm bảo độ bền mà còn nâng cao tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Dưới đây là các bước thi công chuẩn kỹ thuật bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch nền hoặc tường cần ốp gạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, các lớp sơn cũ bị bong tróc. Nếu cần thiết, có thể làm ẩm nhẹ bề mặt trước khi thi công để tránh hút ẩm từ keo quá nhanh.

Bước 2: Trộn keo dán gạch

Đổ keo khô vào thùng chứa nước theo tỷ lệ 1 bao keo 25kg + 6 lít nước keo khuyến nghị trên bao bì. Khuấy đều bằng máy trộn tốc độ thấp trong 3 - 5 phút cho đến khi hỗn hợp mịn.

Bước 3: Trải keo và dán gạch

Dùng bay răng cưa trải keo đều trên mặt nền hoặc tường nhà. Dán từng viên gạch vào vị trí, dùng tay hít gạch hoặc búa cao su gõ nhẹ để cố định. Sau đó, chèn nêm chữ thập để căn gạch thẳng hàng, khe ron đều.

Bước 4: Căn chỉnh và cố định

Dùng kích kê hoặc nẹp góc ốp gạch để giữ hàng gạch ở vị trí cố định, tránh xê dịch khi keo chưa khô. Kiểm tra độ phẳng bằng thước hoặc dây căng ngang.

Bước 5: Cắt gạch chỗ cần thiết

Dùng máy cắt để xử lý gạch ở rìa hoặc khu vực đặc biệt như ống nước, cạnh cửa, góc nhà,… Có thể dùng thước sao chép hình dạng để tạo khuôn trước khi cắt.

Bước 6: Chà ron và hoàn thiện

Sau 24 giờ, tiến hành chà ron bằng keo chà phù hợp, nên dùng keo chà ron Weber để chống bám bẩn, chống nấm mốc và chống thấm tốt trong thời gian sử dụng. Cuối cùng, làm sạch bề mặt gạch bằng bàn chải và khăn ẩm, lau lại một lần nữa sau khi khô hoàn toàn.

Câu hỏi thường gặp về dụng cụ dán gạch ốp lát

Dán gạch có cần dùng đầy đủ các dụng cụ không?

Không bắt buộc phải dùng toàn bộ, nhưng các dụng cụ cơ bản như bay răng cưa, keo dán gạch, búa cao su và nêm chữ thập là dụng cụ tối thiểu để đảm bảo chất lượng thi công. Các dụng cụ khác như máy cắt, tay hít gạch, nẹp góc ốp gạch, kích kê... giúp tăng độ chính xác và chuyên nghiệp cho công trình.

Có cần ngâm gạch trước khi thi công không?

Với phương pháp truyền thống sử dụng hồ dầu, việc ngâm gạch là cần thiết để gạch không hút hết nước trong hồ dầu, đảm bảo độ bám dính. Tuy nhiên, khi dùng keo dán gạch của Weber, bạn không cần phải ngâm gạch trong nước trước khi thi công. Bởi keo được được tạo ra để hoạt động hiệu quả với các loại gạch hiện đại, không đòi hỏi quá trình ngâm gạch phức tạp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gạch hiện đại được làm bằng xương đá, có độ hút nước rất thấp. Vì vậy, việc ngâm gạch sẽ không mang lại lợi ích mà còn có thể làm giảm hiệu quả của keo dán gạch.

Việc thi công ốp lát gạch tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kỹ thuật lẫn dụng cụ dán gạch. Một bộ dụng cụ dán gạch đầy đủ, đúng chuẩn không chỉ giúp người thợ thao tác chính xác, nhanh chóng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và sự an toàn lâu dài cho công trình. Đặc biệt, việc lựa chọn đúng loại keo dán gạch Weber phù hợp với từng khu vực thi công là yếu tố then chốt để hạn chế tình trạng bong tróc, thấm nước và nứt vỡ trong quá trình sử dụng.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Weber, bạn có thể liên hệ theo hotline hoặc truy cập website dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Khám phá thêm về Weber:

FacebookZaloYoutubeTiktok