10 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và chuẩn nhất 2025

Tổng hợp những cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, đúng kỹ thuật

Tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột sau một thời gian sử dụng khá phổ biến ở một số công trình. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân và chọn cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp rất cần thiết để cải thiện chất lượng công trình. Hãy cùng Weber tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột

Đặc thù của nhà vệ sinh là thường xuyên tiếp xúc với nước, độ ẩm và hóa chất. Nếu để xảy ra tình trạng thấm dột, chất lượng công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn cần nhanh chóng xác định tình trạng này để sớm tìm cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp. Thông thường khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Trần và tường nhà vệ sinh có nhiều vết loang lổ, ố vàng, nấm mốc;  nước nhỏ giọt liên tục hoặc thấm ngược ra các khu vực xung quanh.
  • Gạch lót sàn xuống cấp, nứt vỡ, ron gạch hở khiến tình trạng thấm nặng hơn.
  • Dù được vệ sinh thường xuyên, nhà vệ sinh vẫn có mùi hôi khó chịu.
  • Một số thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh như vòi nước, bồn cầu, vòi hoa sen bị rò rỉ nước.

Các nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột trong nhà vệ sinh. Tùy vào nguyên nhân cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp chống thấm khác nhau để khắc phục triệt để. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Thi công không đúng kỹ thuật khiến sàn bị đọng nước, thấm qua mạch gạch thẩm thấu xuống nền bê tông. 

  • Hệ thống dẫn nước nhà vệ sinh bị rò rỉ khiến nước thấm vào tường và trần.

  • Kết cấu bê tông không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, sàn bị nứt hoặc co ngót làm gạch lát bị hở, nứt mạch gây thấm dột.

  • Nếu bề mặt khu vực ngoại thất (tường ngoài, sân thượng, trần…) bị thấm mà không được xử lý kịp thời, nước có thể thấm vào nhà vệ sinh.

Tại sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh?

Phát hiện và lựa chọn cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp rất quan trọng vì những lý do sau:

  • Ngăn chặn tình trạng thấm dột: Nhà vệ sinh bị thấm dột kéo dài không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của các thành viên mà lâu dài có thể làm giảm tuổi thọ công trình. Khắc phục sớm tình trạng này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai.

  • Ngăn chặn nấm mốc: Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển, tác động xấu đến sức khỏe. Chống thấm nhà vệ sinh đúng cách giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc ở bề mặt công trình.

  • Tăng độ bền cho công trình: Nhà vệ sinh hoặc các hạng mục khác bị thấm dột đều ảnh hưởng đến kết cấu chung của công trình, làm giảm tuổi thọ sử dụng. Lựa chọn cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng này, nâng cao giá trị và độ bền ngôi nhà.

Các hạng mục cần kiểm tra trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh

Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất là xác định đúng nguyên nhân và vị trí gây ra thấm dột. Do đó trước khi thi công chống thấm, bạn nên lưu ý các hạng mục sau:

  • Bề mặt sàn, tường nhà vệ sinh: Thông thường khu vực nhà vệ sinh sẽ được thi công ốp gạch sàn và tường. Nếu quá trình ốp lát, chà ron không đảm bảo kỹ thuật có thể khiến nước thẩm thấu gây thấm dột. Ngoài ra, độ dốc của mặt sàn không đạt yêu cầu cũng gây ra tình trạng ứ đọng nước trong quá trình sử dụng.

  • Ống thoát nước sàn: Đây là một trong những vị trí dễ gây ra thấm dột nhất nếu quá trình thi công không đảm bảo. Phần miệng cống không đủ kín sẽ khiến nước thấm vào mặt sàn, tường, đặc biệt là ở các khu vực vệ sinh nhà cao tầng.

  • Hệ thống ống dẫn nước: Một số trường hợp ống dẫn nước bị nứt gãy hoặc rò rỉ cũng có thể làm nhà vệ sinh bị thấm dột từ bên trong.

  • Nước thẩm thấu từ bên ngoài: Trường hợp tường ngoài không đảm bảo tính chống thấm trong quá trình thi công có thể khiến nước mưa thẩm thấu vào bên trong làm giảm chất lượng công trình.

Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, đúng kỹ thuật nhất

Weberdry top

Weberdry top là sản phẩm keo chống thấm gốc xi măng hai thành phần có tính đàn hồi cao được ưa chuộng với các tính năng nổi bật như:

  • Khả năng đàn hồi cao, che phủ tốt vết nứt có độ rộng khoảng 1.5mm

  • Chịu được áp lực nước tương đương độ sâu 15m nước, với khả năng chống thấm tốt

  • Kháng được nước cứng (có nhiều muối vô cơ) và nước có chứa clo

  • Độ bám dính tốt

  • Đạt tiêu chuẩn Low VOCs - an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

Ứng dụng

Keo chống thấm Weberdry top có tính ứng dụng cao, thích hợp với nhiều khu vực như ban công, phòng tắm, nhà bếp, hành lang, hồ bơi và các khu vực ẩm ướt. Sản phẩm phù hợp cho khu vực chịu sự rung động như tất cả các hạng mục thuộc phần thân của tòa nhà hoặc bề mặt có sự rung động cao như tấm thạch cao, tấm sợi xi măng và bề mặt đặt biệt như tường gạch nhẹ. Đặc biệt an toàn khi sử dụng cho bể chứa nước sinh hoạt.

Hướng dẫn thi công

Bên cạnh việc nắm rõ các tính năng và ứng dụng của keo chống thấm hai thành phần Weberdry top, thợ cũng cần chú ý thực hiện các bước thi công đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả công trình. Các bước thi công cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt bê tông phải đặc chắc, bằng phẳng và được làm sạch hoàn toàn, không còn dầu mỡ hay bụi bẩn.

  • Bề mặt phải được làm ẩm đến mức bão hòa (nhưng không đọng nước).

Bước 2: Trộn

  • Lắc đều phần dung dịch trước khi sử dụng

  • Đổ phần dung dịch vào thùng sạch.

  • Từ từ thêm phần bột vào thùng dung dịch theo tỉ lệ khối lượng 1 : 2 ( phần dung dịch : phần bột)

  • Sử dụng máy khuấy có công suất và tốc độ thấp, khuấy hỗn hợp ở tốc độ tối đa 500 rpm trong khoảng 3 phút cho đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.

Bước 3: Thi công

  • Sử dụng con lăn quét lớp thứ nhất lên toàn bộ bề mặt. Đợi lớp thứ nhất khô bề mặt (dùng ngón tay kiểm tra thấy không còn dính) rồi quét lớp thứ hai theo phương vuông góc với lớp thứ nhất.

  • Sử dụng lưới gia cường có tính năng đàn hồi và chống thấm webertape BE14 dọc theo các khe co giãn hoặc dọc theo tiếp giáp giữa chân tường và sàn. Quét 1 lớp weberdry top tại các nơi tiếp giáp, đặt webertape BE14, vuốt phẳng đến không còn bọt khí phía sau để đảm bảo băng dính chặt vào lớp chống thấm. Để khô, quét lớp thứ 2 theo phương vuông góc lớp 1.

Bước 4: Bảo dưỡng

  • Bảo dưỡng tối thiểu 3 ngày để lớp chống thấm đông cứng hoàn toàn và hạn chế co ngót.

Weberdry 2Kflex

Vữa chống thấm hai thành phần Weberdry 2Kflex mang đến khả năng chống thấm vượt trội, độ đàn hồi cao và tính linh hoạt trong thi công, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của các công trình xây dựng. Có thể kể đến một số tính năng nổi trội như:

  • Chịu được áp lực nước tương đương độ sâu 15m với độ dày lớp chống thấm 2mm sau khi khô

  • Có tính đàn hồi và che phủ hoàn hảo các vết nứt chân chim

  • Bám dính tốt

Ứng dụng

Weberdry 2Kflex được sử dụng để chống thấm cho các khu vực ẩm ướt trong các dự án cao tầng như nhà tắm, bể nước, hồ bơi,.. và an toàn tuyệt đối khi sử dụng cho bể nước sinh hoạt.

Hướng dẫn thi công

Weberdry 2Kflex là sản phẩm chống thấm chất lượng cao, đòi hỏi kỹ thuật thi công đúng cách để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thi công:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt bê tông phải đặc chắc, bằng phẳng, và làm sạch đến khi không còn vết dầu mỡ hay bụi bẩn.

  • Những bề mặt hút nước, phải được làm ẩm đến mức bão hòa nước (nhưng không đọng nước).

Bước 2: Trộn

  • Lắc đều phần B (chất lỏng) trước khi sử dụng.

  • Đổ phần chất lỏng vào thùng sạch.

  • Từ từ thêm phần bột vào thùng chất lỏng B theo tỉ lệ khối lượng: 22% : 78% hoặc 1:3.5 ( phần B : phần A)

  • Sử dụng máy khuấy có công suất và tốc độ thấp, khuấy hỗn hợp ở tốc độ tối đa 500 rpm trong khoảng 3 phút cho đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.

Bước 3: Thi công

  • Sử dụng bàn chải nhựa lớn quét lớp thứ 1 lên toàn bộ bề mặt. Đợi lớp 1 khô bề mặt(dùng ngón tay kiểm tra thấy không còn dính) rồi quét lớp thứ 2 theo phương vuông góc với lớp thứ 1.

  • Sử dụng lưới gia cường có tính năng đàn hồi và chống thấm webertape BE14 dọc theo các khe co giãn hoặc dọc theo tiếp giáp giữa chân tường và sàn. Quét 1 lớp weberdry 2Kflex tại các nơi tiếp giáp, đặt webertape, vuốt phẳng đến không còn bọt khi phía sau để đảm bảo băng dính chặt vào lớp chống thấm. Để khô, quét lớp thứ 2 theo phương vuông góc lớp 1.

  • Độ dày lớp chống thấm:
    - Đối với khu vực ẩm ướt (khu vực không chịu áp lực nước dài hạn): 1.5 mm
    - Đối với bể chứa nước (khu vực chịu áp lực nước dài hạn): 2mm

Bước 4: Bảo dưỡng

  • Bảo dưỡng tối thiểu 3 ngày để đảm bảo lớp chống thấm đông cứng hoàn toàn và để hạn chế sự co ngót.

Weberdry PU

Weberdry PU là vật liệu chống thấm một thành phần gốc Polyurethane, được thiết kế để tạo thành một lớp màng chống thấm với khả năng chịu giãn nở và co ngót của bề mặt nền tốt, bảo vệ hiệu quả các công trình xây dựng khỏi sự xâm nhập của nước. Các ưu điểm nổi bật như:

  • Phối trộn dễ dàng

  • Ðộ bám dính tốt với nền Bê tông

  • Bền bỉ và kháng lại hóa chất

  • Dễ thi công và sửa chữa

  • Độ co giãn cao với đàn hồi tốt, mang lại hiệu quả chống thấm cao sau khi thi công.

Ứng dụng

Weberdry Pu bảo vệ và chống thấm cho sàn bãi đậu xe, nhà vệ sinh, hoặc phòng xông hơi. Với lớp chống thấm đáng tin cậy, sản phẩm này còn được sử dụng rộng rãi cho tường tầng hầm thi công mở của các công trình xây dựng.

Hướng dẫn thi công

Sản phẩm Weberdry PU là vật liệu chống thấm một thành phần không lộ thiên dạng lỏng cực kỳ hiệu quả và dễ sử dụng. Để đảm bảo lớp chống thấm đạt hiệu quả cao nhất, hãy tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt

  • Bề mặt cần thi công phải được làm sạch hoàn toàn, không để dính xi măng, loại bỏ bụi bẩn, dầu, rêu mốc và các chất bẩn khác.

Bước 2: Thi công

  • Trước khi thi công, cần khuấy đều sản phẩm bằng máy trộn điện trong khoảng 3-5 phút để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất (sử dụng máy trộn điện có công suất từ 1000RPM, 500W).

  • Sử dụng cọ quét đều một lớp Weberdry PU lên toàn bộ bề mặt. Độ dày lớp phủ tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của công trình.

  • Sau khi lớp đầu tiên khô hoàn toàn, thi công tiếp lớp thứ hai vuông góc với lớp đầu tiên để tăng cường độ dày và độ bền của lớp màng chống thấm.

  • Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ không khí: 5 - 35℃.

- Độ ẩm tương đối: Lên đến 85%.

Bước 3: Bảo dưỡng

  • Bảo dưỡng tối thiểu 3 ngày để đảm bảo lớp chống thấm đông cứng hoàn toàn và để hạn chế sự co ngót.

Những điều cần lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh

Bên cạnh việc chọn cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp, cần lưu ý một số điểm sau để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả:

  • Kiểm tra toàn diện khu vực nhà vệ sinh, bao gồm hiện trạng mặt sàn, tường, trần và hệ thống nước để xác định đúng vị trí cần tiến hành chống thấm.

  • Tiến hành vệ sinh và xử lý bề mặt để đảm bảo độ bám dính của vật liệu và ngăn chặn tình trạng thấm dột tái diễn. Toàn bộ các chướng ngại gây cản trở quá trình thi công như khuôn gỗ, kệ, nước đọng… vần được tháo dỡ và dọn dẹp sạch sẽ.

  • Tiến hành xử lý cổ ống xuyên sàn theo đúng kỹ thuật để tránh nước thấm qua các kết cấu khác của công trình.

  • Cân nhắc khả năng chống thấm của vật liệu để chọn đúng sản phẩm phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và khả năng chống nước, chống ẩm trong quá trình sử dụng.

  • Xác định đúng cách chống thấm nhà vệ sinh cho từng tình trạng thực tế, đảm bảo hiệu quả sau khi hoàn thiện

Lựa chọn đúng cách chống thấm nhà vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình. Liên hệ ngay hotline hoặc truy cập https://www.vn.weber/vi/tu-van-bao-gia-weber để được tư vấn chi tiết về giải pháp chống thấm phù hợp cho công trình của bạn.

Khám phá thêm về Weber:

FacebookZaloYoutubeTiktok