Hướng dẫn thi công gạch kính lấy sáng dễ hiểu, chuẩn kỹ thuật - Báo giá

Gạch kính

Với nhiều tính năng hữu ích, gạch kính trở thành vật liệu khá thông dụng trong các công trình hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chúng lại có kết cấu khá đặc biệt. Do đó, để đảm bảo chất lượng và độ an toàn, bạn cần nắm chắc các giải pháp thi công ốp lát loại gạch này an toàn. 

Gạch kính lấy sáng là gì?

Tên gọi của loại gạch kính lấy sáng được lấy từ chính vật liệu cấu tạo nên nó.  Cấu trúc gạch khá đặc biệt khi trống rỗng ở bên trong.  Vì vậy, chúng có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt. Ngoài ra, nhờ bề mặt bóng sáng, việc lau chùi cũng khá dễ dàng…

Nhờ những tính năng đặc biệt này nên chúng “được lòng” khá nhiều gia chủ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh gạch kính thủy tinh ở khắp mọi nơi như: vách ngăn nhà tắm, showroom, spa, resort nghỉ dưỡng… 

Ngày nay, nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại, bề mặt của loại gạch này được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau; có thể kể đến như là: họa tiết sọc đũa, sao biển, mosaic, kim tự tháp, kim cương... Do đó với nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ khác nhau bạn hãy chọn cho mình loại hoa văn phù hợp...

>> Xem thêm: 

Ưu điểm gạch kính lấy sáng

Dù mới có mặt trên thị trường nhưng gạch thủy tinh được nhiều gia chủ ưu ái lựa chọn. Có được điều này là nhờ chúng có nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến dưới đây.

Gạch lấy sáng tự nhiên tốt

Được cấu thành từ thủy tinh nên các loại gạch kính màu trắng, hoa văn, mờ... đều có khả năng khúc xạ và phản chiếu ánh sáng rất tốt. Các loại gạch phản chiếu ánh sáng giúp cho nhà bếp hoặc phòng tắm của bạn trông sáng hơn và lớn hơn.

>> Đọc thêm: Gạch thẻ ốp tường trang trí đẹp ấn tượng, bền và giá rẻ 2025

Gạch kính cường lực, trọng lượng nhẹ

Với cường độ nén 7Mpa (70kg/cm2) và trọng lượng trung bình 60-80kg/m2, gạch thủy tinh có độ bền rất tốt. Đồng thời, trọng lượng của chúng cũng nhẹ hơn so với các loại gạch khác.

Gạch lấy sáng có khả năng cách âm tốt

Như nói trên thì gạch kính cao cấp có cấu tạo rỗng bên trong nên có khả năng cách âm, tránh tiếng ồn tốt.

>> Đọc thêm: Gạch ốp bể bơi, lát hồ hồ bơi đẹp, chống trơn trượt và giá rẻ 2025

Mẫu gạch lấy sáng đẹp nổi bật

Phối hợp giữa độ trong, mờ, mẫu mã và bảng màu đa dạng của gạch kính khiến cho nó trở thành vật liệu đẹp nhất, hiện đại nhất hiện nay. Với ưu điểm này cộng thêm khả năng thi công biến tấu theo các không gian khác nhau sẽ tạo nên một công trình có tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là một mẫu gạch kính Đồng Tâm - gạch kính bọt biển đẹp mắt:

>> Đọc thêm: 20 Mẫu Gạch Lát Nền Màu Trắng Đẹp, Sang Trọng, Giá Tốt Nhất 2025

Gạch kính đảm bảo an toàn và chắc chắn

Trước khi lựa chọn gạch thủy tinh để trang trí cho không gian của mình, có không ít khách hàng vẫn còn băn khoăn rằng: gạch kính có an toàn không?

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến thì những loại gạch chất liệu thủy tinh nguyên khối có  cường độ nén lên đến 7Mpa (70kg/cm2) và khả năng cách nhiệt cao. Đồng thời, trước khi đến tay người tiêu dùng, các nhà sản xuất đều thực hiện công đoạn kiểm định chất lượng gạch rất kỹ càng.

Do đó, nếu được thi công đúng cách, gạch kính cường lực sẽ luôn đảm bảo độ an toàn và chắc chắn. Chúng có thể chịu được những tác động của điều kiện thời tiết bên ngoài như gió, mưa, bão...

>> Đọc thêm: Cách lát gạch trên nền gạch cũ - Gạch dán nền đẹp, giá rẻ 2025

Gạch lấy sáng dễ dàng lau chùi, vệ sinh

Vết bẩn bám dính trên bề mặt gạch kính sẽ dễ dàng được lau sạch chỉ với một ít xà phòng hoặc chất tẩy rửa đa năng. Ngoài ra, nấm mốc cũng không dễ dàng phát triển trên kính.

>> Đọc thêm: 5 tiêu chí chọn gạch lát nhà tắm Đẹp, Chống trơn nên biết

Gạch lấy sáng không hấp thụ nước

Gạch kính không thấm hút nước với tỷ lệ hấp thụ 0% (so với gốm có tỷ lệ hấp thụ từ 0,5% đến 3%).

>> Đọc thêm: Giải Pháp Ốp Lát Gạch Khu Vực Ẩm Ướt, Phòng Tắm, Nhà Bếp

Gạch kính lấy sáng thân thiện với môi trường

Nhiều gạch thủy tinh được làm bằng vật liệu tái chế. Thậm chí nếu không, chúng có thể tái chế 100% khi hết tuổi thọ. Gạch thủy tinh cũng mất khoảng một nửa năng lượng cần thiết để sản xuất gạch men.

>> Đọc thêm: Top 50 mẫu gạch ốp cổng, gạch dán cột đẹp - Giá hot nhất 2025

Nhược điểm của gạch kính lấy sáng

Bên cạnh những ưu điểm thì loại gạch này vẫn có một số nhược điểm nhất định. Có thể kể đến như sau:

Các góc cạnh của gạch lấy sáng dễ bị nứt vỡ

Vì cũng từ cấu tạo từ thủy tinh nên cần hạn chế va chạm, tránh tình trạng các góc cạnh vị vỡ nút, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Dưới đây là hình ảnh góc cạnh của gạch kính Thái Lan:

>> Xem thêm: Cách Ốp Gạch Tường Nhanh Nhất Khi Bị Rơi, Bong Tróc

Đường ron khi thi công gạch lấy sáng lớn

Đây là loại gạch lấy sáng có nhiều ưu điểm nổi bật. Nhưng thi công chúng không phải chuyện dễ dàng. Với một đường ron lớn như vậy, việc cần sử dụng loại keo chà ron chất lượng là điều bạn nên làm.

>> Xem thêm: Top 3 keo chà ron tốt nhất chống thấm hiệu quả

Lắp đặt gạch kính chuyên nghiệp là điều bắt buộc

Vì thủy tinh trong mờ, chất kết dính có thể nhìn thấy qua gạch. Vì vậy, việc có được một kết quả thi công chuyên nghiệp sẽ khá khó khăn nếu như người thợ không có tay nghề cao.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà đẹp, ĐÚNG quy trình chuẩn

Giá thành gạch kính lấy sáng đắt  

Gạch thủy tinh cực kỳ phổ biến mặc dù chúng là vật liệu chủ đạo đắt tiền nhất hiện nay. Đây là một mẫu gạch kính sọc đũa có giá thành không ít nhưng vẫn được nhiều gia chủ "săn đón".

>> Xem thêm: 50 Mẫu Gạch Lát Sân Thượng Chống Nóng Đẹp Nhất 2025, Giá Rẻ

Những mẫu gạch kính đẹp theo từng công năng sử dụng

Ngoài nét đẹp tinh tế, sang trọng, gạch thủy tinh còn được ưa chuộng nhờ có nhiều công năng hữu ích. Dưới đây là một số thiết kế ứng dụng gạch kính 30x30 và 20x20 - những kích thước gạch kính phổ biến và thông dụng nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

Gạch kính lấy sáng và thông gió

Công dụng lấy sáng được xem là đặc tính nổi bật nhất của gạch kính lấy sáng. Với hình dạng khối thủy tinh, loại gạch này có khả thu hút ánh sáng. Vì vậy, chúng thường được lựa chọn làm giải pháp cho những ngôi nhà thiếu ánh sáng tự nhiên.

>> Tham khảo: 50 Mẫu Tranh Gạch 3D Ốp Tường Phòng Khách Đẹp, Hợp Phong Thủy 2025

Một mẫu gạch kính ốp nhà bếp để lấy sáng từ cửa sổ đơn giản mà đẹp:

>> Khám phá: 20 Mẫu Đá Ốp Tường Trang Trí Nội, Ngoại Thất Đẹp Nhất 2025 Và Báo Giá

Mẫu gạch kính ốp nhà tắm vừa lấy sáng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ:

Ngoài ốp tường, gạch kính lấy sáng giếng trời cũng là một thiết kế được ứng dụng nhiều trong các công trình hiện đại, đặc biệt là những ngôi nhà ống cao tầng...

Nhiều giả chủ vừa muốn lấy ánh sáng và cả gió trời để làm dịu nhẹ bớt hơi nóng, tạo sự thoáng mát nên sử dụng gạch kính thông gió. Cách làm này không chỉ mang đến sự thoải mái cho không gian sống mà còn đáp ứng tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là hai mẫu thiết kế gạch lấy sáng và gió khá độc đáo và ấn tượng:

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh độ sáng của chúng bằng cách: lựa chọn loại gạch kính trong suốt, có nhiều họa tiết để giảm sáng hoặc ngược lại. Bạn có thể thấy, mẫu gạch kính vân kim cương này sẽ có độ sáng khác biệt so với họa tiết sọc đũa hay bọt biển:

>> Tham khảo: 50 Mẫu gạch ốp chân tường giá rẻ, đẹp nhất 2025

Gạch kính lấy sáng trang trí 

Bên cạnh công dụng lấy sáng, hiện nay gạch kính màu còn được nhiều gia chủ sử dụng để tạo thêm vẻ đẹp ấn tượng cho không gian nhà. Kính màu gợi nhớ đến những tác phẩm nghệ thuật thủy tinh tuyệt đẹp trong nhà thờ. Bạn có thể có được một không gian tương tự trong chính ngôi nhà của mình bằng cách sử dụng mẫu gạch thủy tinh màu.

Việc tạo màu được thực hiện bằng cách thêm thuốc nhuộm trong quá trình chế tạo kính. Tùy thuộc vào màu nhuộm được thêm vào, bạn có thể có được các thiết kế có màu sắc khác nhau, mang đến một cái nhìn táo bạo, hấp dẫn và lôi cuốn.

Cũng bởi vì chúng trông đẹp như thế thế nên gạch kính trang trí màu thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Đơn giản nhưng hiệu quả mà chúng mang lại hết sức bất ngờ.

>> Tham khảo: 20 Mẫu Gạch Bông Ốp Bếp Đẹp Nhất 2025 Và Báo Giá

Kể cả khu vực nhà vệ sinh đều có thể áp dụng gạch kính hoa văn có màu sắc để tăng độ lung linh, huyền ảo.

Lưu ý khi thi công gạch kính lấy sáng

Khi thi công gạch kính lấy sáng, cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo chất lượng công trình và tránh những rủi ro không đáng có:

  • Gạch kính được làm bằng thủy tinh nên thợ thi công cần vận chuyển cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh vỡ góc hoặc trầy xước bề mặt. Vì điều này làm giảm giá trị thẩm mỹ của công trình.
  • Với các bức tường nhỏ, việc xây gạch kính trực tiếp lên tường chịu lực sẽ không xảy ra rủi ro. Nhưng với các bức tường lớn, bạn cần dựng khung trước, sau đó mới xây tường gạch kính.
  • Tùy theo khu vực ốp lát, bạn sẽ chọn kích thước gạch kính phù hợp. Nếu không cần đón quá nhiều ánh sáng, hãy ưu tiên mẫu gạch kính lấy sáng nhỏ để tránh quá chói.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ốp gạch tường nhanh, đúng quy trình, đúng kỹ thuật

Hướng dẫn kỹ thuật thi công gạch kính lấy sáng đơn giản nhất

Quá trình thi công gạch kính lấy sáng sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1 - Tính diện tích khu vực cần thi công gạch kính lấy sáng

Nhiệm vụ đầu tiên là đo chiều dài và chiều cao nơi bạn sẽ thi công gạch kính. Sau đó, bạn tính diện tích bằng công thức: Diện tích = Chiều dài x Chiều cao (m2).

>> Xem thêm: Cách ốp lát gạch tường, nền nhà khổ lớn 60x60, 80x80 đúng kỹ thuật

Bước 2 - Tính số lượng gạch kính tương ứng với diện tích thi công

Để tính số lượng gạch, bạn cần xác định kích thước của gạch kính. Nếu gạch 20x20 thì diện tích của 1 viên là 400cm2, tức là 0.04m2. Sau đó, bạn lấy diện tích bức tường đã tính ở bước 1 chia cho diện tích viên gạch thì sẽ tính được số lượng gạch cần thi công. Ví dụ, diện tích khung là 2.16 thì cần 54 viên gạch 20x20 vì 2.16 : 0.04 = 54.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một vài miếng gạch để dự phòng cho việc cắt sai hoặc hư hỏng trong quá trình thi công.

>> Xem thêm: Cách ốp gạch tường nhanh nhất khi bị rơi, bong tróc

Bước 3 - Chuẩn bị vật liệu thi công

Quá trình thi công gạch kính cần chuẩn bị: gạch kính, vữa xây dựng, bột trét mạch, miếng đệm để giữ khoảng cách, cây gạt vữa, thước đo, máy cắt gạch và búa cao su.

Bước 4 - Trộn vữa

Tùy theo loại vữa mà bạn lựa chọn, cách trộn sẽ khác nhau. Tốt nhất hãy thực hiện theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đã cung cấp trên bao bì. Bạn cần trộn đều tay cho đến khi vữa có độ dẻo và kết cấu đồng nhất.

>> Tìm hiểu thêm: Cách thi công keo dán gạch ốp tường, lát nền nhà nhanh nhất

Bước 5 - Trải vữa ở góc tường và đặt miếng đệm

Bạn hãy bắt đầu bằng cách trải một lớp vữa mỏng ở góc của bức tường. Sau đó, bạn đặt miếng đệm vào góc tường để tạo khoảng cách đều giữa các viên gạch, giúp công trình hoàn thiện vuông vức và không bị lệch.

>> Tham khảo: Cách lát gạch trên nền gạch cũ - Gạch dán nền đẹp, giá rẻ 2025

Bước 6 - Nhấn khối gạch đầu tiên vào góc

Viên gạch đầu tiên nên được đặt vào góc tường và ấn nhẹ ngay khi xác định đúng vị trí để đảm bảo độ bám.

>> Xem thêm: Top 4 vữa/keo dán gạch khổ lớn siêu bám dính theo xu hướng ốp lát hiện đại

Bước 7 - Trải vữa giữa 2 miếng đệm

Sau khi gạch đầu tiên đã được đặt chắc chắn, bạn tiếp tục trải vữa lên giữa các miếng đệm.

Bước 8 - Nhấn viên gạch thứ hai và tiếp tục hoàn thành theo từng hàng ngang

Tiếp đến, bạn đặt viên gạch tiếp theo vào vị trí. Đồng thời, dùng búa sao su ấn nhẹ nhàng để gạch dính chắc hơn. Bạn sẽ lặp lại quá trình này theo từng hàng ngang cho đến khi hoàn thành hết rồi kiểm tra tổng thể chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình.

>> Đọc thêm: Cách Chà Ron Gạch, Chít Mạch Gạch Nhanh Nhất

Bước 9 - Lau chùi vết vữa, keo thừa

Khi hoàn thành công trình, bạn hãy lau chùi các vết vữa hoặc keo thừa dính trên bề mặt gạch một cách nhẹ nhàng để tránh làm lệch gạch. Sau đó, để chúng khô tự nhiên và không được va chạm đến khi khô hoàn toàn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà đẹp, ĐÚNG quy trình chuẩn

Webercolor plus - keo chà ron gạch kính chuyên dùng cho đường ron lên đến 20mm

Vì gạch kính có cấu tạo đặc biệt nên khi thi công các đường ron có độ rộng rất lớn, thường lên đến 20mm. Nếu sử dụng xi măng trắng hoặc keo chà ron thông thường, không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn không đảm bảo độ chắc chắn, an toàn. Bởi hiện tượng nứt đường ron, gây rò rỉ nước, rêu mốc... là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, khi ốp lát loại gạch này cần phải sử dụng loại keo chà ron chuyên dụng cho các đường ron lớn. Những loại keo chà ron này phải có độ đàn hồi tốt để hạn chế tình trạng nứt đường ron. 

Hiện nay, Weber có đến 9 loại keo chà ron phù hợp cho từng loại gạchRiêng với gạch kính, Weber cho ra đời sản phẩm keo chà ron webercolor plus - chống thấm chuyên dụng với những tính năng vượt trội:

  • Chống nấm mốc, rêu đen và vi khuẩn

  • Dùng cho đường ron có độ rộng rất lớn từ 5-20mm

  • Lý tưởng cho gạch kính chiếu sáng và gạch tàu

  • Cho khu vực nội và ngoại thất kể cả khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà bếp, ban công ngoài trời và các khu vực yêu cầu độ rộng của ron lớn

  • Ít thấm nước và ít bám bẩn

  • Đạt tiêu chuẩn LOW VOCs - an toàn cho sức khỏe người dùng

Weber - thương hiệu keo dán gạch, keo chà ron gạch kính, sản phẩm chống thấm hàng đầu thế giới

Weber là thương hiệu hàng đầu thế giới về keo dán gạch, keo chà ron và vữa chuyên dụng đến từ Pháp. Weber thuộc tập đoàn Saint-Gobain với lịch sử phát triển trên 350 năm, không chỉ được ưa chuộng tại những quốc gia châu Âu mà cả châu Á đều rất tin dùng.

Hiện nay, Weber đã có mặt tại thị trường của hơn 64 quốc gia trên toàn thế giới, sở hữu 200 nhà máy sản xuất với quy mô lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình chế tạo sản phẩm. 

Weber có hệ thống phân phối keo dán gạch kính, keo chà ron, sản phẩm chống thấm trên toàn quốc. Hãy liên hệ với Weber để được tư vấn giải pháp phù hợp nhu cầu và mục đích thi công của bạn.

Khám phá thêm về Weber:

FacebookZaloYoutubeTiktok

Kích thước gạch kính lấy sáng nào phổ biến hiện nay?

Kích cỡ phổ biến nhất là 190x190x95mm, với tiện lợi trong việc vận chuyển, thi công và bảo quản. Bên cạnh đó, tùy vào kiểu dáng, mẫu mã và nhà sản xuất, có sẵn các loại gạch kính với kích thước đa dạng như: gạch kính 300x300mm và gạch kính 200x400mm.

Thi công gạch kính lấy sáng bao nhiêu tiền 1 mét vuông?

Giá của gạch kính dao động trong khoảng 40-60k/ viên, phụ thuộc vào thiết kế và thương hiệu. Tuy nhiên, các loại gạch màu sắc đẹp hơn và cao cấp hơn sẽ có giá cao hơn, khoảng 42.000đ/viên hoặc 47.000đ/viên. Những loại gạch nhập khẩu có thể lên đến 100-170k/viên. Do đó, chi phí vật liệu để xây dựng 1m2 gạch kính lấy sáng trắng thì dao động từ 1.200.000đ đến 2.500.000đ/ m2.