Cách lát gạch trên nền gạch cũ, chồng gạch mới hiệu quả

Weber

Lát gạch trên nền gạch cũ là giải pháp cải tạo không gian nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhân công, được nhiều đơn vị thi công lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững và thẩm mỹ cho công trình, thầu thợ cũng cần đảm bảo những tiêu chí nhất định trong quá trình thực hiện. Tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây để biết cách thi công ốp lát gạch đúng kỹ thuật và tiết kiệm thời gian nhé!

Vì sao nên tận dụng lát gạch trên nền gạch cũ

Tận dụng lát gạch trên nền gạch cũ có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và thẩm mỹ. Chính vì vậy cách ốp lát này được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Những ưu điểm vượt trội mà cách thi công này mang lại cụ thể như sau:

  • Tạo không gian mới: Việc thay đổi màu gạch, kiểu gạch sau một thời gian dài sử dụng là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để làm mới không gian sống. Các mẫu gạch ốp lát hiện nay rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách trang trí khác nhau. Khi tiến hành lát gạch trên nền gạch cũ, không gian sống của bạn sẽ trở nên khác biệt, tươi mới hơn rất nhiều.

  • Tăng tính thẩm mỹ: Sau một thời gian dài sử dụng, bề mặt ốp lát thường dễ xuất hiện tình trạng phồng rộp, nứt vỡ… ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ an toàn cho các thành viên trong gia đình. Việc thay thế bằng một nền gạch mới có màu sắc, hoa văn phù hợp được xem là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để ngôi nhà trở nên ấn tượng hơn.

  • Vệ sinh dễ dàng: Các loại gạch ốp lát hiện nay được gia công theo công nghệ mới nên có độ hoàn thiện rất cao, duy trì được độ sáng bóng và hoa văn sắc nét, hạn chế bám bẩn hiệu quả nên việc lau chùi, vệ sinh lại càng dễ dàng. Ngoài ra, nhờ kết hợp với các phụ gia khác như keo dán gạch, keo chà ron… cùng những tính năng đặc biệt nên giúp ngôi nhà luôn duy trì được cảm giác sạch sẽ, mới mẻ.

  • Tối ưu chi phí: Sử dụng kỹ thuật lát gạch trên nền gạch cũ là giải pháp tối ưu đáng kể chi phí nhân công. Bởi lẽ nếu thực hiện như thông thường, đơn vị thi công phải đục cạy toàn bộ nền gạch cũ, sau đó vệ sinh xử lý nền rồi mới tiến hành ốp lát. Điều này làm tốn khá nhiều thời gian so với việc ốp lát trực tiếp gạch mới lên nền cũ.

Hướng dẫn thi công lát gạch trên nền gạch cũ hiệu quả, đúng kỹ thuật

Lựa chọn giải pháp lát gạch trên nền gạch cũ giúp tối ưu chi phí đáng kể. Tuy nhiên, đơn vị thi công cũng cần chú ý lựa chọn phụ gia phù hợp cũng như đảm bảo kỹ thuật để công trình đạt được độ bền, độ bám dính tối ưu sau khi đưa vào sử dụng.

Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện chi tiết dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu thi công

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu là bước rất quan trọng để quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Đối với việc lát gạch trên nền gạch cũ, thầu thợ nên chú ý lựa chọn loại gạch ốp lát và phụ gia phù hợp.

Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh sàn gạch cũ cẩn thận để đảm bảo độ bám dính của gạch mới trong quá trình ốp lát. Thợ thi công có thể chà nhám bề mặt gạch cũ để gạch mới bám dính tốt hơn.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

Để tiến hành thi công ốp lát gạch, cần đảm bảo 4 điều kiện sau cho bề mặt thi công:

  • Bề mặt phải phẳng: Bề mặt nền không được chênh lệch quá 3 mm.

  • Bề mặt phải cứng: Có thể sử dụng búa đập hoặc kiểm tra độ cứng bằng tay.

  • Mặt bằng nền phải sạch: Sử dụng vải sạch để lau bụi trên bề mặt.

  • Bề mặt phải khô: Không có nước hiện diện và khả năng thấm nước là tối thiểu.

Lưu ý: Nếu bề mặt nền là mới tô trát vữa, nên để cho lớp vữa khô hoàn toàn. Thời gian khô trung bình là 7 ngày cho mỗi cm dày của lớp vữa trước khi tiến hành dán gạch hoặc đá.

Bước 3: Chuẩn bị gạch ốp lát

Khi đã tính toán bố cục phù hợp và đánh dấu những điểm cần cắt hoặc mài gạch, thợ thi công có thể tiến hành cắt những ô cần thiết. Thông thường, gạch sẽ được cắt ở các vị trí đầu hàng, cuối hàng và các góc trước khi tiến hành. Lưu ý gạch cần cắt chính xác, phù hợp với sàn để tránh lãng phí.

Bước 4: Trộn keo dán gạch lát nền

Khi lựa chọn phương pháp lát gạch trên nền gạch cũ, đơn vị thi công nên cân nhắc sử dụng keo dán gạch để đảm bảo độ bám dính tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc thi công với keo dán gạch cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với vữa truyền thống, đồng thời giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho thầu thợ.

Để thực hiện cách pha trộn keo dán gạch đúng chuẩn, đầu tiên cho nước vào xô trước, sau đó đổ từ từ keo vào trong nước theo tỷ lệ tương đương 4kg keo + 1 lít nước và khuấy đều với tốc độ chậm cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, không có phần bị vón cục.

Nếu bạn đang cân nhắc chưa biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp, có thể tham khảo các dòng keo dán gạch chuyên dụng của Weber như Webertai gres, Webertai flexWebertai A1000 (sản phẩm dành cho phân khúc dự án).

Sau khi tiến hành trộn keo theo hướng dẫn, thợ thi công dùng bay răng cưa trải đều keo ra sàn với diện tích vừa đủ. Lưu ý keo phải được trải đều, không bị vón cục để đảm bảo độ bám dính và độ bằng phẳng cho bề mặt thi công.

Ngoài ra, để tăng cường tính thẩm mỹ và độ hoàn thiện cho bề mặt ốp lát, đơn vị thi công nên sử dụng kết hợp với các loại keo chà ron phù hợp như Webercolor power, Webercolor classicWebercolor SP.

Bước 5: Tiến hành chồng gạch lên nền gạch cũ

Sau khi đã trải keo lên bề mặt gạch cũ, thợ thi công tiến hành ốp gạch theo trình tự, đảm bảo các vị trí vừa ốp không bị dịch chuyển trong quá trình thi công.

Dùng búa cao su gõ nhẹ lên bề mặt gạch vừa ốp để đảm bảo độ bám dính chắc chắn, sau đó dùng ke để cố định khoảng cách giữa các viên gạch và hạn chế xô lệch trong khi ốp lát.

Bước 6: Hoàn thiện và kiểm tra công trình

Bước cuối cùng, thợ thi công cần đợi khoảng 1 ngày để keo khô hoàn toàn trước khi tháo ke và chà ron. Như đã gợi ý ở trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại keo chà ron phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho công trình.

Những lưu ý khi lát gạch mới trên nền gạch cũ

Để thi công lát gạch trên nền gạch cũ đạt độ bám dính và tính thẩm mỹ tối ưu, thầu thợ nên lưu ý một số điểm sau:

Lát gạch trên nền sàn bê tông

  • Trước khi tiến hành lát gạch trên nền sàn bê tông, thợ thi công cần chú ý khắc phục toàn bộ các vết nứt hoặc lỗ rỗng bên trong để tránh tình trạng nứt vỡ gạch sau khi hoàn thiện.
  • Đối với các vết nứt nhỏ, có thể khắc phục nhanh bằng keo trám chuyên dụng.
  • Với các vết nứt lớn, thợ thi công nên cân nhắc loại bỏ phần bê tông cũ và thay bằng một lớp mới chắc chắn hơn.
  • Một số sàn bê tông được gia cố bằng lớp phủ chống thấm để tạo độ bóng. Do đó, trước khi tiến hành lát gạch, cần kiểm tra và loại bỏ lớp phủ này để gạch bám dính chắc chắn với sàn.

Lát gạch trên nền gạch cũ

  • Đối với nền gạch cũ, quá trình thực hiện cũng tương tự như với nền bê tông. Bạn cần kiểm tra toàn bộ sàn gạch và khắc phục các vị trí nứt vỡ hoặc phồng rộp trước khi tiến hành lát gạch trên nền gạch cũ.
  • Ngoài ra, sàn gạch thường có độ bóng nhất định làm giảm độ bám dính khi lát gạch. Do đó, thợ thi công nên chà nhám trước khi ốp lát để đảm bảo gạch bám dính tốt nhất với sàn.

Lát gạch trên nền sàn gỗ

  • Khi lát gạch trên nền sàn gỗ, thợ thi công nên kiểm tra xem cấu trúc loại gỗ đó có thể chịu được trọng lượng của gạch sau khi ốp lát hay không. Một số loại gỗ công nghiệp như ván dăm, ván ép, ván sợi, sàn vinyl… sẽ không thích hợp để áp dụng lát gạch trên nền gạch cũ.
  • Nên tiến hành chà nhám bề mặt sàn gỗ để tăng cường độ bám dính.
  • Đơn vị thi công có thể cân nhắc đặt bảng chống thấm nước trên bề mặt sàn gỗ cũ để quá trình ốp lát thuận tiện, tối ưu nhất.

Lát gạch trên nền gạch cũ được đánh giá là lựa chọn tối ưu cho các công trình hiện nay. Tuy nhiên, đơn vị thi công cần chú ý tìm kiếm giải pháp phù hợp cho từng loại sàn cũ để bề mặt ốp lát được hoàn thiện tốt nhất. Nếu cần tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về giải pháp ốp lát hiện đại, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, vui lòng liên hệ với Weber để được tư vấn chi tiết!